Trang chủ

Thời trang

Tư vấn Doanh nghiệp

Vật liệu xây dựng

Điện máy

Bao bì

Ẩm thực

Tiền điện tử

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Tin Mới
Saturday, 20/04/2024 |

Phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn

5.0/5 (1 votes)

Khi thành lập doanh nghiệp việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng cũng như ngành nghề sản xuất là vô cùng quan trọng. 

Hiện nay, công ty có nhiều loại hình khác nhau, căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của các thành viên công ty thường chia công ty thành 2 loại cơ bản là công ty đối nhân và công ty đối vốn.

Phân biệt công ty đối nhân và  công ty đối vốn

Vậy công ty đối nhân là gì? công ty đối vốn là gì? Phân biệt 2 hình thức công ty này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Cách phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn

Công ty đối nhân và công ty đối vốn là 2 hình thức công ty có những đặc điểm, ưu điểm và cả những hạn chế khác nhau phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của mỗi người khi thành lập công ty.

1.1 Công ty đối nhân là gì?

Công ty đối nhân là những công ty được hình thành dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về thân nhân giữa các thành viên tham gia sáng lập công ty, việc góp vốn chỉ là thứ yếu. Công ty này không có sự tách bạch về tài sản cá nhân hay tài sản của công ty.

1.2 Công ty đối vốn là gì?

Công ty đối vốn là loại hình công ty được thành lập chủ yếu dựa trên cơ sở liên kết vốn, không quan tâm đến yếu tố thân nhân của người góp vốn. Loại hình công ty này có sự tách bạch về tài sản công ty và tài sản cá nhân.

1.3 Sự khách nhau giữa công ty đối nhân và công ty đối vón

Nếu bạn chưa phân biệt được hoặc chưa quyết được mình nên lựa chọn mô hình nào thì hãy tham khảo bảng phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn dưới đây.

Phương diện 
so sánh      
Công ty đối nhân
  Công ty đối vốn

Đặc điểm

Các thành viên sáng lập sẽ liên đới sẽ chịu trách nhiệm vô hạn với mọi khoản nợ mà công ty vay bên ngoài.

Công ty đối nhân thường tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh.

Công ty đối vốn thường có số lượng thành viên đông hơn, kể cả người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty.

Các thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với khoản nợ của công ty theo số vốn đã góp

Thường tồn tại dưới loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần
Trách nhiệm

Do công ty đối nhân được hình thành dưới dạng công ty hợp danh nên về trách nhiệm sẽ tuân theo quy định của công ty hợp danh.

Công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó:

Thành viên hợp danh sẽ chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn, có nghĩa là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.”

Các thành viên công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mình góp vào”. 

Vì thế chế độ trách nhiệm đối với các thành viên cổ đông công ty là trách nhiệm hữu hạn.
Ưu điểm

Công ty đối nhân được thành lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, uy tín của cá nhân nên dễ dàng trong việc quản lý kinh doanh.

Các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn nên dễ dàng tạo dựng hình ảnh công ty và tạo sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

Cơ cấu bộ máy công ty đơn giản

Vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro thấp.

Dễ dàng chuyển nhượng hoặc góp vố do có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty.
Nhược điểm

– Không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và thành viên nên việc chuyển quyền sở hữu tài sản khó kiểm soát

– Thành viên chịu trách nhiệm vô hạn các khoản nợ của công ty nên rủi ro đối với thành viên rất cao.
– Công ty trọng vốn nên chỉ quan tâm đến vốn nên thường đông thành viên và thường không có sự tin tưởng tuyệt đối với nhau nên khó điều hành và quản lý công ty hơn.


Các bạn cần lưu ý rằng công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không phải là loại hình công ty đối vốn, mà là sự kết hợp giữa công ty đối vốn và công ty đối nhân. Bởi loại hình công ty này có những đặc điểm sau:

Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn mà họ góp vào.

Số lượng thành viên không nhiều, các thành viên là người quen biết nên thường tin tưởng lẫn nhau.

Từ những phân tích trên có lẽ các bạn đã hiểu được thế nào là công ty đối vốn, công ty đối nhân rồi phải không nào? Hy vọng qua những phân tích này các bạn có thể lựa chọn được loại hình công ty phù hợp cho mình.

>> Các bạn xem thêm về loại hình công ty cổ phần là gì

LIÊN HỆ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY: 028 3985 8888 - 0909 54 8888 

2. Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mình để phù hợp và thuận lợi hơn. Thay đổi vốn điều lệ có hai hình thức chính là tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ. Khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp.


2.1 Đối với trường hợp tăng vố điều lệ

a) Thời điểm tăng vốn điều lệ: 

Doanh nghiệp nên hoàn thành tăng vốn điều lệ xong rồi mới thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn để đảm bảo về số lượng vốn tăng tránh trường hợp sau khi đăng ký tăng xong mà góp không đủ trên thực tế.

b) Hình thức tăng vốn điều lệ:

  • Đối với công ty TNHH một thành viên: Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ qua hai hình thức: Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc chủ sở hữu công ty huy động thêm vốn của người khác.

Lưu ý:

Nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì bắt buộc công ty phải chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.

  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn trong hai trường hợp: Tăng vốn góp của công ty hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

c) Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ này bao gồm:

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký).
  • Quyết định tăng vốn của hội đồng thành viên (chủ tịch hội đồng thành viên ký) đối với công ty TNHH 2 thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ (do chủ sở hữu ký) đối với công ty TNHH 1 thành viên.
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên (chủ tịch hội đồng thành viên và người ghi biên bản ký) đối với công ty TNHH 2 thành viên.
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới).
  • CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi có đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi công ty đặt địa chỉ. Hoặc tiến hành nộp qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 3: Nhận kết quả

Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng vốn cho doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.2 Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ

a) Các trường hợp giảm vốn công ty TNHH

Công ty TNHH giảm vốn điều lệ một trong các trường hợp sau đây:

  • Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty
  • Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty
  • Giảm vốn do có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty

b) Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH;
  • Biên bản của Hội đồng thành viên về việc giảm vốn điều lệ công ty TNHH;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH;
  • Thông báo lập sổ đăng ký thành viên công ty TNHH;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đối với trường hợp công ty Giảm vốn điều lệ để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty cần cung cấp Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để trả cho số vốn giảm cho các thành viên, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty TNHH.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố.

Trong vòng từ 03 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi giảm vốn điều lệ cho công ty.

Bước 3: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Bước 4: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài

TƯ VẤN NHANH: 028 3985 8888 - 0909 54 8888 

3. Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty Cổ phần

Tương tự như công ty TNHH,  doanh nghiệp cổ phần cũng có quyền thay đổi vốn điều lệ để phù hợp hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.


3.1  Trường hợp tăng vốn điều lệ

a) Hình thức tăng vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp: 

  • Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật.
  • Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần
  • Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu
  • Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty; 
  • Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.

b) Thủ tục tăng vốn điều lệ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ (do người đại diện pháp luật ký).
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
  • Biên bản họp tăng vốn điều lệ của hội đồng cổ đông (chủ tịch hội đồng cổ đông và người ghi biên bản ký).
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới).
  • CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường không phải người đại diện trực tiếp thực hiện).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.

Trong vòng từ 03- 05 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi tăng vốn điều lệ cho công ty.

Bước 3: Công bố thông tin thay đổi tăng vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Bước 4: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài và nộp bổ sung thuế môn bài

3.2 Trường hợp giảm vốn điều lệ

a) Hình thức giảm vốn điều lệ

Công ty cổ phần có thể thực hiện giảm vốn điều lệ theo các hình thức sau:

  • Giảm vốn do không được các cổ đông thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn.
  • Giảm vốn theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
  • Giảm vốn do công ty mua lại số cổ phần đã phát hành

b) Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần;
  • Biên bản của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông công ty cổ phần;
  • Thông báo lập sổ cổ đông công ty cổ phần;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ . Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để hoàn trả vốn góp cho cổ đông, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.

Trong vòng từ 03- 05 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi tăng vốn điều lệ cho công ty.

Bước 3: Công bố thông tin thay đổi tăng vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Bước 4: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài và nộp bổ sung thuế môn bài

Trên đây là những thông tin về công ty đối vốn là gì? Công ty đối nhân là gì cũng như những thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty cổ phần. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về dịch vụ thành lập công ty để tiết kiệm thời gian, chi phí quý khách hàng có thể liên hệ công ty Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ tận tình.

>> Các bạn xem thêm dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Tân Thành Thịnh cung cấp nhanh và tiết kiệm thời gian.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN