Trang chủ

Thời trang

Tôn lợp mái

Tư vấn Doanh nghiệp

Vật liệu xây dựng

Ẩm thực

Tiền điện tử

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Tin Mới
Saturday, 21/09/2024 |

Cách làm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản - Rao Chung

5.0/5 (1 votes)

Bánh mì thổ nhĩ kỳ là món ăn đặc sản, nổi tiếng và cực kỳ hấp dẫn tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, món bánh mì này hội tụ đủ ba yếu tố ngon, độc và lạ. Bánh mì thổ nhĩ kỳ nổi tiếng khắp thế giới, được du nhập vào Việt Nam và cực kỳ được nhiều người yêu thích.


Vậy bánh mì Doner Kebab là gì? Nguồn gốc và lịch sử bánh mì thổ nhĩ kỳ như thế nào? Cách làm bánh mỳ thổ nhĩ kỳ như thế nào? Nếu bạn là tín đồ ăn uống thì không thể bỏ qua ngay món ăn hấp dẫn này. Mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Lịch sử bánh mì thổ nhĩ kỳ

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ là món bánh mì tam giác đặc trưng có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Bánh mì được kẹp với thịt cừu nướng, hay là một hỗn hợp của thịt bê hoặc thịt bò, hoặc đôi khi thịt gà, với vài loại rau, hành tây và sốt vô cùng hợp vị và thơm ngon. 


Bánh mì thổ nhĩ kỳ hay còn được gọi là Doner kebab (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: döner hay döner kebap). Từ “kebab” mang ý nghĩa là thịt nướng, còn “doner” nghĩa là xoay. Nên kiểu dáng của bánh mì thổ nhĩ kỳ là bánh mì tam giác.

1.1 Nguồn gốc bánh mì thổ nhĩ kỳ

Đúng như tên gọi, bánh mì thổ nhĩ kỳ có nguồn gốc và xuất xứ từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó phát triển rất mạnh tại Đức rồi lan rộng ra các châu lục khác và có mặt tại Việt Nam, được người Việt ưa chuộng và lựa chọn món ăn này làm món ăn yêu thích mỗi sáng.

Món bánh mì này có hình thù đặc trưng là hình tam giác khác hẳn các loại bánh khác. Bánh mì thổ nhĩ kỳ hay còn được gọi với cụm từ là cụm từ "doner kebab". Trong đó, từ “kebab” mang ý nghĩa là thịt nướng, còn “doner” nghĩa là xoay.

Do vậy, nguyên liệu chính của bánh mì là các loại thịt nướng được thái mỏng, kẹp với bánh mì cùng với một số loại rau như cà chua, diếp cá, hành tây, dưa chuột… Thịt nướng có thể là thịt cừu, thịt bê, thịt bò, thịt heo tùy theo từng khẩu vị và phong cách ăn uống khác nhau của mọi người.

Điểm nổi bật của loại bánh này ngoài nằm ở hình thù bánh khác biệt, thì phần nhân bánh được chế biến vô cùng kỳ công. Phần thịt nướng được nướng trực tiếp tại quầy chế biến, miếng thịt bên ngoài chín đều, vàng và thơm ngon. Đầu bếp cắt từng lát mỏng để làm nên những ổ bánh mì chất lượng, mỗi lớp thịt chín vừa cắt thì phần còn lại sẽ được nướng đều.

Cứ như vậy quy trình nướng thịt lặp đi lặp lại, tạo cho phần thịt chín đều, mới và thơm ngon, người sử dụng có thể thưởng thức món ăn luôn nóng và hấp dẫn. Phần nước sốt của bánh mì này cũng cực kỳ hấp dẫn và khác biệt. Chính vì thế, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay trở thành món ăn yêu thích của mọi người, mọi nhà trên toàn thế giới.

1.2  Bánh mì thổ nhĩ kỳ du nhập vào Việt Nam khi nào?

Việt Nam là quốc gia có nền ẩm thực cực kỳ phong phú và đa dạng, nhất là các sản phẩm bánh mì đã trở thành hương vị nổi tiếng với thế giới. Món bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cũng được du nhập vào nước ta vào năm 2006, được đông đảo mọi người đón nhận.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều biến tấu và sự thay đổi về cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu ăn uống của người Việt. Thay vì nguyên liệu thịt là thịt cừu, thịt bê thì thay vào đó thường sử dụng nguyên liệu thịt bò, thịt gà hoặc bê là chủ yếu.

Cây thịt nướng vàng ươm, bóng bẩy, thơm lừng luôn khiến khách hàng nao lòng thưởng thức. Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam sử dụng các loại rau tươi sống như xà lách, bắp cải, cà chua hoặc dưa chuột kết hợp với nước sốt đậm vị, thơm ngon đến mê hoặc. Bạn có thể sử dụng để ăn sáng hoặc các bữa chính khác theo yêu cầu. Trong đó, ăn sáng là chủ yếu.

2. Đặc điểm bánh mì thổ nhĩ kỳ

Sự khác biệt về kiểu dáng và nguyên liệu đã làm nên sự hấp dẫn và đặc trưng riêng của món bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ. Để phù hợp với lối sống và cách ăn uống của người Việt, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều cách “tái chế” khác nhau, vừa đảm bảo sự ngon miệng, hợp gu ăn uống người Việt nhưng vẫn không đánh mất sự đặc trưng của món bánh này.


2.1 Nguyên liệu làm bánh mì thổ nhĩ kỳ Việt Nam

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ chính gốc thì nguyên liệu chính là thịt cừu và thịt bê. Tuy nhiên, tại Việt Nam nguồn nguyên liệu này khá đắt, nên chi phí chiếc bánh mì này khá cao. Đồng thời, nguồn nguyên liệu này không nhiều để phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày vào mỗi bữa sáng của người Việt.

Vậy nên, thịt bò, thịt gà, thịt heo là những loại thịt được chọn để thay thế món bánh mỳ thổ nhĩ kỳ này. Đặc biệt, thịt heo là nguyên liệu sử dụng phổ biến nhất. 

Để tạo nên cây thịt nướng thơm ngon, tươi và chất lượng thì phần thịt heo thường lựa chọn là loại thịt nạc vai ngon nhất. Sau đó được tẩm ướp gia vị từ các loại thảo mộc sau 12h rồi đem nướng để cắt lát mỏng cho vào bánh.

Các loại rau làm gia vị cho bánh mỳ thổ nhĩ kỳ tại Việt Nam là: bắp cải tím hoặc bắp cải trắng, xà lách, dưa leo, đu đủ, cà rốt hoặc cà chua. Một số cửa hàng bán bán mì thổ nhỉ kỳ còn sử dụng hành tây ngâm nước và cắt thái sợi mỏng tạo độ thơm, hài hòa giữa thịt và các loại rau giúp bạn có thể thưởng thức món ăn không bị ngán.

Sốt là linh hồn của món ăn này. Sốt thường có màu trắng, có vị chua cay nhẹ, thơm ngon và béo, cực kỳ vừa vị. Sốt được trát đều trên mặt 2 miếng bánh hoặc kèm trên rau quả và thịt để tạo sự hòa quyện. 

Còn riêng phần bánh mì thổ nhĩ kỳ luôn giòn, nóng và thơm ngon khi làm. Nên không quá khó để bạn thấy rằng nếu thưởng thức món ăn này thì sẽ gây thương nhớ và quay lại nhiều lần.

2.2 Cách làm bánh mì thổ nhĩ kỳ tại Việt Nam

Tại bài viết này RaoChung sẽ hướng dẫn cách làm bánh mì thổ nhĩ kỳ tại Việt Nam cho những ai muốn thưởng thức món ăn này tại nhà, chế biến nhanh, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng vị và đặc trưng của món ăn này nhé.


a) Bước 1: Lựa chọn bánh mỳ loại vuông

Bạn có thể làm bánh mì tại nhà hoặc có thể mua tùy thích. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể mua bánh mì tại các cơ sở làm bánh mì chuyên nghiệp. Nhưng lưu ý, chọn loại bánh mì tròn, vỏ bánh mì phải vàng đều, giòn bên ngoài nhưng xốp bên trong. Không quá khô hoặc bể. Có thể chọn loại bánh có quét bơ bên ngoài nếu thích.

b) Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu

Thịt nướng là linh hồn của món này. Quyết định đến gần như 60% chất lượng món ăn. Do đó bạn cần lựa chọn thịt phải thật tươi ngon nhé. Bạn có thể lựa chọn thịt heo, thịt gà hoặc thịt bò tùy thích. Ở bài viết này, Rao chung giới thiệu đến bạn cách chọn thịt heo nhé.

Lựa chọn phần thịt heo ngon nhất thường là nạc vai, phần thịt này vừa có nạc và mỡ, đảm bảo nướng không bị khô. Sau đó ướp gia vị theo yêu cầu và công thức riêng. Các gia vị ướp thịt thường là bột ớt, bột tiêu, bột quế, lòng đỏ trứng gà và thìa mật ong. Bạn cũng có thể sử dụng các hủ gia vị thịt nướng ướp thịt. Ướp thịt càng lâu sẽ càng thấm gia vị, ít nhất từ 6-12h.

Sau khi thịt đã ướp, bạn nướng trước trong lò nướng với nhiệt độ từ 150-180 độ. Sau đó gắn vào trục xiên nướng tại quầy bánh nếu có, hoặc thái nhỏ và có thể sử dụng được.

Sau đó bạn sơ chế các loại rau theo, bắp cải thì cắt sợi nhỏ, hành tây cắt sợi, ngâm nước cho bớt mùi, các loại cà chua, dưa leo thái mỏng để chuẩn bị sẵn.

Phần nước sốt. Bánh mì thổ nhĩ kỳ thường ăn với 3 loại nước sốt chính đó là sốt mayonnaise, sốt cà và sốt tương. Bạn có thể mua hoặc tự chế biến các món sốt này theo công thức riêng.

c) Bước 3: Chế biến ổ bánh mì thổ nhĩ kỳ thơm ngon

Lấy phần bánh mì tách riêng 2 miếng. Cho một phần rau xà lách, bắp cải, dưa chuột, cà chua, hành tây vào. Sau đó xếp thịt cắt miến mỏng lên. Cho nước sốt theo từng sở thích ăn uống của mỗi người. Và phủ thêm một lớp xà lách trên cùng. Cho lát bánh mì còn lại lên trên và thưởng thức món bánh này.

2.3 Lưu ý về cách gói bánh mì thổ nhĩ kỳ

Để giữ cho bánh mì thơm ngon, hợp vệ sinh và đồng thời thể hiện được sự chuyên nghiệp trong ăn uống bạn cần phải sử dụng túi giấy đựng bánh mì thổ nhĩ kỳ phù hợp. Đặc biệt đối với quầy bánh mì càng phải thiết kế mẫu túi giấy đựng bánh mỳ thổ nhĩ kỳ riêng.

a) Túi giấy phải đúng kích thước

Với kiểu dáng bánh tam giác đặc trưng thì bánh mỳ thổ nhĩ kỳ phải được thiết kế túi giấy đựng bánh mì riêng, đảm bảo vừa vặn với kích thước bánh, vừa giúp bảo quản món ăn, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp và đầu tư của cửa hàng.

b) Túi giấy phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ là món ăn trực tiếp nên mọi bao bì đóng gói sản phẩm phải đảm bảo an toàn và chất lượng vệ sinh thực phẩm. Giúp người sử dụng hoàn toàn an tâm khi ăn uống. Nên loại giấy làm túi giấy đựng bánh mỳ phải là loại giấy chuyên dụng dành riêng cho ngành thực phẩm, đúng tiêu chuẩn.

c) Túi giúp tăng nhận diện thương hiệu riêng

Mỗi cửa hàng kinh doanh bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những thương hiệu riêng. Nên túi giấy được thiết kế riêng nhằm tạo sự khác biệt và ấn tượng riêng để thu hút khách hàng ngay từ đầu. Giúp tăng tỉ lệ mua hàng những lần sau hoặc quảng bá thêm đối tượng khách hàng khác.

3. Những câu hỏi thường gặp

Nếu bạn là tín đồ ăn uống, bạn mê món bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ này nhưng lại có nhiều thắc mắc, lo lắng với những câu hỏi riêng chưa giải đáp được thì cùng RaoChung giải đáp ngay những câu hỏi thường gặp dưới đây nhé.


3.1 Bánh mì thổ nhĩ kỳ bao nhiêu calo?

Tùy vào từng loại bánh mì, số lượng nguyên liệu trên mỗi ổ bánh mà lượng calo sẽ hoàn toàn khác nhau. Tùy theo thành phần và từng loại nguyên liệu sẽ có sự khác biệt.

Theo nguồn caloriecontrol thì lượng calo trong 100g của các thành phần làm nên chiếc kebab như sau: 

  • Bánh mì hình tam giác: 279 calo
  • Bắp cải (tím): 31 calo
  • Rau xà lách: 36 calo
  • Cà chua: 18 calo
  • Sốt: 19 calo
  • Đồ chua: 64 calo 

Vậy trong một chiếc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có khoảng 620 calo. Với mỗi sở thích và nhu cầu của mỗi người lượng rau và thịt có trong bánh có thể được thay đổi cho phù hợp nên lượng calo bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ có thể dao động trong khoảng từ 300 calo đến 700 calo. 

3.2 Nhượng quyền bánh mì thổ nhĩ kỳ là gì?

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ là một món ăn đặc trưng và nổi tiếng trên khắp thế giới. Mỗi người sẽ có những công thức chế biến khác nhau. Nếu bạn kinh doanh và thành công với công thức chế biến đó thì sẽ xây dựng được một thương hiệu riêng. Khi đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhân bản hình thức kinh doanh này cho nhiều người khác nhau bằng hình thức nhượng quyền.

Vậy, nhượng quyền bánh mì thổ nhĩ kỳ là một hình thức đóng gói lại công thức, quy trình và cách triển khai hình thức kinh doanh bánh mì thổ nhĩ kỳ mang thương hiệu riêng của bạn. Sau đó chuyển giao cho một người khác để nhân bản thành một cửa hàng giống nhau để kinh doanh. Hình thức này gọi là nhượng quyền thương hiệu.

>> Các bạn xem thêm ẩm thực hàn quốc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN