Trang chủ

Thời trang

Tư vấn Doanh nghiệp

Vật liệu xây dựng

Điện máy

Bao bì

Ẩm thực

Tiền điện tử

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Tin Mới
Saturday, 27/04/2024 |

Ẩm thực

5.0/5 (1 votes)

Văn hóa ẩm thực thực Việt Nam mang đậm tinh hoa bản sắc dân tộc, nét độc đáo, tính kế thừa và “hoà nhập không hoà tan” trước sự giao thoa quốc tế hiện nay, từng món ăn, từng nét đặc trưng ẩm thực Việt Nam đã làm say lòng bao thực khách và kể cả người dân trong nước.

Văn hóa ẩm thực

Vậy đặc trưng ẩm thực Việt Nam là gì? Nền ăn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay có gì đặc biệt. Cùng khám phá qua bài viết này bạn nhé.

1. Văn hóa ẩm thực là gì?

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi chung trong việc dùng để chỉ tất cả những món ăn phổ biến của cả nước Việt Nam, bao gồm cả món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng như cộng đồng người Kinh. Thông qua cách chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn và những thói quen ăn uống thể hiện được những văn hóa đặc trưng riêng của người Việt.

Có thể nói nền Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi vùng miền, mỗi anh em dân tộc đều có những nét đặc sắc riêng được thể hiện qua từng lối sống, văn hóa, con người tại vùng đất đó. Vì thế đối với văn hóa Việt Nam, ăn uống là cả một nghệ thuật.

Mỗi thực khách khi đến với Việt Nam đều bị lay động và nao lòng bởi những hương vị, đặc sắc riêng của từng món ăn ngay từ lần đầu thưởng thức. Qua lăng kính của bạn bè quốc tế thì Việt Nam được mệnh danh là thiên đường của ẩm thực đường phố.

2. Văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay như thế nào?

Giữa sự phát triển mạnh mẽ của xã hội ngày nay cùng với sự du nhập của các nền văn hóa từ các nước khác, nền ẩm thực Việt Nam cũng có những thay đổi mới để trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn, độc đáo hơn.


Tuy nhiên việc giữ gìn các thế mạnh văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay luôn được chú trọng để không làm mất đi nét độc đáo, đặc trưng riêng. Vậy nên văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay có những thay đổi như thế nào?

2.1 Nét văn hóa Ẩm thực Việt Nam thời xưa

Dù là thời xưa nhưng ẩm thực Việt Nam cực kỳ đa dạng từ vùng miền, từ đặc trưng của 54 anh em dân tộc khác nhau, từ văn hóa của từng địa phương. Tất cả hội tụ lại tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Việt Nam độc đáo đa dạng với vô số món ăn.


Các món ăn được chế biến với đầy đủ các hương vị chua, cay, mặn, ngọt... Sự tổng hòa các hương vị chế biến này tạo nên sự đậm đà, ngon đến khó cưỡng lại được và chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi thông qua các pha trộn nguyên liệu.

Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị nước mắm. Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt tạo nên sự đậm đà trong từng món ăn.

Các thực khách nước ngoài khi đến Việt Nam và trải nghiệm bữa ăn cùng gia đình đều ngạc nhiên vì sự hiếu khách, trước mỗi bữa cơm luôn có lời mời nhau, cùng nhau thưởng thức bữa ăn, tất cả mọi món ăn đều bày lên chung, chỉ có bát cơm mới dùng riêng.

Đây là nét đặc trưng đặc biệt không hòa lẫn vào bất kỳ đất nước nào khác. Ngày nay, dù xã hội có hiện đại đến đâu, việc mời nhau trước bữa ăn, cả gia đình cùng thưởng thức món ngon vẫn được duy trì và lưu giữ.

2.2 Nét văn hóa Ẩm thực Việt Nam thời nay

Với sự ảnh hưởng, du nhập từ văn hóa các nước khác, nền ẩm thực Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các món ăn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…Các đầu bếp sáng tạo không ngừng để tạo nên những phong phú riêng, đặc trưng riêng phù hợp với từng thời điểm.

Tuy nhiên, dù thời xưa hay thời nay thì ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được những tinh hoa, đặc trưng vốn có. Có chăng thời nay cái thay đổi rõ rệt nhất là thể hiện qua cách bày trí món ăn sao cho mới lạ, hấp dẫn hơn thôi.

Những đặc trưng ẩm thực vùng miền, những đặc trưng ẩm thực dân tộc vẫn còn lưu giữ đến ngày nay, vì thế nếu có cơ hội đến mọi miền của đất nước bạn nên thưởng thức những tinh hoa văn hóa ẩm thực này nhé.

3. Các đặc trưng ẩm thực việt nam

Các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu của từng vùng miền đã làm nên những nét đặc trưng riêng biệt không thể lẫn vào đâu được của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tất cả mọi điều đó đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt Nam.


Theo Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng nổi bật sau đây:

3.1 Tính hoà đồng hay đa dạng

Với sự phân chia lãnh thổ thành 3 miền Bắc – Trung Nam đã tạo nên sự đa dạng vô cùng đặc biệt trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng, các món ăn cũng chịu sự ảnh hưởng từ những nét đặc trưng đó.

a) Đặc trưng ẩm thực Miền Bắc

Đối với người miền Bắc thường các món ăn có vị vừa ăn, không quá đậm đà cũng không quá cay và ngọt. Tuy nhiên, về màu sắc khá sặc sỡ và Hà Nội là nơi lưu giữ những tinh hoa ẩm thực nơi đây. 

Nếu có dịp ghé đến Hà Nội hoặc Miền Bắc thì bạn không nên bỏ qua những đặc sản tại Thủ Đô nhé. Một trong những món nổi tiếng bậc nhất Hà Thành có thể nhắc tới là bún chả và Phở Hà Nội.

b) Đặc trưng ẩm thực miền Trung

Miền Trung sở hữu vùng địa lý vùng biển tuyệt vời, đây là điểm lợi thế về món ăn tươi, ngon. Điểm nổi bật của các món ăn miền Trung là hơi mặn và vị cay.

Các món ăn không thể bỏ qua khi đến miền trung là: Mì Quảng, bánh bột lọc Huế, bánh đập Quảng Nam, bánh xèo thơm ngon giòn rụm, bánh ít lá gai, Nem chua Bình Định và bánh tráng thịt heo Đà Nẵng…

c) Đặc trưng ẩm thực miền Nam

Khác với Miền Bắc và Miền Trung thì các món ăn miền nam có hương vị đậm đà hơn. Đặc biệt là vị ngọt. Hơn thế Sài Gòn nổi tiếng với các món ăn ẩm thực đường phố. Nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác thì đừng ngần ngại rảo bước trên mọi cung đường của Sài Gòn để thưởng thức các món nướng, ốc, nem, bánh tráng trộn, chè….

Ngoài ra, một đặc sản Miền Nam bạn không thể bỏ qua là món hủ tiếu với nước lèo trong veo, ngọt vị xương, sợi hủ tiếu dai ngon vừa ăn. Được kết hợp với các loại hải sản như mực nướng, tôm khô và hành phi tạo nên hơn vị ngon đáo để và nhớ mãi.

Điểm độc đáo tạo nên sự đa dạng và khác biệt trong nền văn hóa ẩm thực của miền Nam là sự ngọt ngào của “ lục tỉnh miền Tây”. Đến với miền Tây sông nước bạn sẽ cảm nhận được “cái tình người” đậm đà và hiếu khách vô cùng.

 Trải nghiệm văn hóa, con người, lối sống đậm tình miền  Tây nhưng cũng đừng quên thưởng thức những đặc sản nơi đây nhé. Một số món đặc biệt bạn phải thử là cá lóc đồng nướng trụi thơm ngon, lẩu cá linh bông điên điển, lẩu mắm, thịt chuột…

Vậy đấy, những nét đặc trưng từng vùng miền cùng với 54 anh em dân tộc trên khắp nước Việt nam đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực cực kỳ đa dạng với vô vàng món ngon, hấp dẫn làm nao lòng bao du khách.

3.2 Tính ít mỡ

Với đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam là tính pha trộn và tổng hòa của nhiều nguyên liệu, hương vị khác nhau nên các món ăn Việt Nam không dùng nhiều mỡ như những món ăn của Phương Tây hoặc người Hoa. Các loại rau, quả, củ cũng được sử dụng trong hầu hết các món ăn.

Phương pháp chế biến cũng đa dạng từ hấp, luộc, hầm, kho đến tái sống… để giữ hương vị thanh đạm thuần tuý.

3.3 Tính đậm đà hương vị

Nước mắm là một trong những gia vị không thể thiếu trong việc nêm nếm món ăn cũng như làm nước chấm xuyên suốt trong mọi bữa ăn của người Việt tạo nên sự đậm đà riêng biệt.

Ngoài ra, những món ăn khác nhau cũng được chế biến những loại nước chấm riêng tương ứng để phù hợp với hương vị. Nhưng nước mắm cũng là một trong những nguyên liệu kết hợp hết nhiều gia vị khác tạo nên nước chấm đặc trưng đó.

3.4 Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị

Thông thường một món ăn của Việt Nam thường được chế biến từ rất nhiều loại nguyên liệu như: thịt, các loại hải sản, cá, tôm, ốc,…Sự tổng hòa này kết hợp với nhiều loại hương vị như vị chua, cay, mặn, ngọt...tạo nên sự đậm đà riêng làm nao lòng thực khách.


Minh chứng cho sự tổng hòa nhiều chát, nhiều vị thông qua một số món ăn như là: các món lẫu, các món trộn, các món gỏi…..

3.5 Tính ngon và lành (cân bằng âm dương hài hòa)

Các món ăn Việt Nam ngoài việc chú trọng chất lượng, tạo nên sự độc đáo, ngon miệng thì còn chus ý đến sự hài hòa trong gia vị, nguyên liệu, màu sắc, cách trình bày… để cân bằng âm dương hài hòa, tốt cho sức khỏe.

Ví dụ Tiêu trong món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) phải có thêm gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc… 

3.6 Tính dùng đũa

Đôi đũa có mặt ở hầu như mọi bữa ăn trong gia đình Việt Nam, ngay cả các món như quay, nướng thì người Việt vẫn dùng đũa, ít dùng các loại nĩa xiên thức ăn như Phương Tây. Và đôi đũa cũng thể hiện sự đoàn kết, tinh thần dân tộc của Việt Nam một cách mạnh mẽ thông qua sự tích “BÓ ĐŨA”.

Sử dụng đũa để gắp cũng đòi hỏi một sự kỳ công, kéo léo và tinh tế tạo nên một sự là độc đáo riêng cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

3.7 Tính cộng đồng hay tính tập thể

Bữa cơm gia đình luôn được người Việt Nam chú trọng, cả gia đình luôn sum quầy cùng nhau thưởng thức những món ăn chung. Các món ăn đều được bày chung trên mâm, mọi người cùng nhau thưởng thức. Các món ăn để chung với nhau, bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy để cùng ăn.

Vì thế tính cộng đồng hay tập thể thể hiện rất mạnh trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết và sẻ chia nhau trong từng món ăn.

3.8 Tính hiếu khách

Có thể nói đây là một trong những “đặc sản” của Việt Nam là tính hiếu khách. Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

Trong bữa ăn, gia chủ thường chủ động gắp những món ngon để mời khách, thể hiện thành ý và tình cảm như là người thân trong gia đình.

3.9 Tính dọn thành mâm

Các món ăn của người Việt Nam luôn được dọn sẵn lên mâm, tất cả mọi món ăn đều dọn lên một lần để thưởng thức và ăn cùng lúc. 

Qua đây cho ta thấy, văn hóa ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, là sự kết hợp tổng hòa của nhiều yếu tố khác từ nhiều món ăn, nguyên liệu, phương pháp chế biến, phong cách ăn uống cũng như thói quen, tập quán và đặc trưng của từng vùng miền trên cả nước. 

Sự đặc sắc, đa dạng này đã tạo nên những nét độc đáo riêng biệt và tạo ấn tượng mạnh với mọi thực khách khi thưởng thức.