Trang chủ

Thời trang

Tư vấn Doanh nghiệp

Vật liệu xây dựng

Điện máy

Bao bì

Ẩm thực

Tiền điện tử

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Tin Mới
Friday, 26/04/2024 |

Vốn là gì? Vai trò của vốn trong doanh nghiệp

4.9/5 (11 votes)

Vốn được xem là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vốn cũng thể hiện được tiềm lực kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng niềm tin cho đối tác và mang lại sự uy tín với khách hàng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.

Vốn là gì?

Vậy vốn là gì? Vai trò cụ thể của vốn trong kinh doanh, trong doanh nghiệp là gì? Có các loại vốn cơ bản nào hiện nay? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé.

1. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp là gì?

Để một doanh nghiệp từ lúc thành lập, vận hành và phát triển mạnh thì điều quan trọng đầu tiên và tiên quyết là nguồn vốn vận hành. Hơn thế nữa với nền kinh tế phát triển vô cùng cạnh tranh hiện nay, vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. 


Bạn không thể kinh doanh, vận hành doanh nghiệp khi không có vốn? Bạn không thể phát triển doanh nghiệp khi không có dòng tiền vận hành? Vậy vốn là gì?

1.1 Vốn là gì?

Vốn tiếng anh là Capital có rất nhiều định nghĩ về vốn, ở góc độ kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn là toàn bộ tiền mặt của doanh nghiệp, trong đó các tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có giá trị cũng được gọi là vốn. Mục tiêu của vốn là phục vụ các doanh động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động đầu tư và vận hành của doanh nghiệp.

Vốn có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, kế hoạch và sự phát triển của doanh nghiệp.

1.2 Tầm quan trọng của vốn trong kinh doanh

Vốn là điều kiện tiên quyết và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là:


  • Vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
  • Vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật .
  • Vốn giúp đảm bảo và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
  • Vốn giúp doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh hoạt động kinh doanh, phạm vi kinh doanh và phát triển mô hình kinh doanh.
  • Vốn là cơ sở để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
  • Vốn còn là cơ sở giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chống đỡ được những tổn thất, rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.....
  • Đồng thời vốn cũng là nguồn lực để doanh nghiệp tự tin phát huy tài năng, đề xuất chiến lược, kế hoạch để giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, gặt hái được những thành công nhất định.
  • Vốn còn là vũ khí lợi hại trong việc dựng niềm tin cho đối tác và mang lại sự uy tín với khách hàng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.

Vốn có vai trò quan trọng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp đều có những mô hình kinh doanh khác nhau, có những lợi thế, những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

Vì vậy, cần lựa chọn và tìm ra phương thức sử dụng vốn hiệu quả để phát huy được hết khả năng tiềm ẩn và khắc phục được những mặt hạn chế của doanh nghiệp.

2. Các loại vốn cơ bản trong doanh nghiệp

Hãy cùng Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh tìm hiều về các loại vốn trong kinh doanh hiện nay. Mỗi loại vốn có vai trò và những lợi ích khác nhau.


2.1 Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ tiếng anh là Authorized capital, theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty. 

Vốn điều lệ (Authorized capital) của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.

a) 5 loại tài sản dùng để góp vốn điều lệ gồm:

  • Tiền Việt Nam.
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  • Vàng.
  • Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
  • Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.

b) Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp

  • Là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
  • Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
  • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
  • Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.

2.2 Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định tiếng anh là legal capital, định nghĩa vốn pháp định không còn quy định tại luật doanh nghiệp 2014. Định nghĩa này được quy định tại điều 4 luật doanh nghiệp 2005. Khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 quy định.

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

a) Đặc điểm vốn pháp định

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Phạm vi áp dụng: Danh mục các ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Thời điểm áp dụng: khi thành lập doanh nghiệp.
  • Vốn pháp định không phải là vốn điều lệ.
  • Vốn góp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải lớn hơn vốn pháp định.

b) Lĩnh vực áp dụng vốn pháp định

Các lĩnh vực, ngành nghề áp dụng vốn pháp định cụ thể là:

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng.
  • Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng, Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD, Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10 tỷ đồng
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành: từ 100 – 500 triệu đồng
  • Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng
  • Bán hàng đa cấp: 300 triệu đồng
  • Thành lập trường đại học tư thục: 500 tỷ đồng
  • Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng
  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng

c) Vai trò vốn pháp định

  • Hạn chế những rủi ro và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ.
  • Đảm bảo quyền lợi của công dân và sự phát triển của xã hội bởi những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định đều là những ngành kinh doanh có điều kiện, có đặc thù riêng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội.

2.3 Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu tiếng anh là equity hay còn được gọi là Owner’s Equity. Đây là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông sau khi lấy tổng tài sản trư đi nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông được cấu thành từ vốn cổ phần (vốn điều lệ), lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Như vậy, vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ.

a) Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu thường có mặt trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:

  • Vốn cổ đông (hay vốn đầu tư ban đầu)
  • Thặng dư vốn cổ đông (khoảng chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế phát hành)
  • Lãi chưa phân phối.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
  • Quỹ đầu tư phát triển.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…

b) Các nguồn vốn chủ sở hữu tại Việt Nam

Với các loại hình, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau.

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là nhà nước.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

2.4 Vốn đối ứng là gì?

Vốn đối ứng tiếng anh là reciprocal capital, đây là khoản vốn đóng góp của Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (trích khoản 26 Điều 3 Nghị định 16/2016/NĐ-CP). 

Vốn đối ứng chuẩn bị để thực hiện chương trình, dự án, được sắp xếp từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự sắp xếp, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

a) Quy tắc sử dụng vốn đối ứng

Vốn đối ứng là nguồn vốn ưu tiên cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn thể từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng tiến độ quy định trong điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án và thực tế giải ngân những nguồn vốn này trong quá trình thực hiện.

b) Nguồn vốn đối ứng từ đâu?

Nguồn của vốn đối ứng bao gồm:

  • Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước.
  • Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi).
  • Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.5 Vốn cố định là gì?

Vốn cố định tiếng anh là fixed capital, đây là giá trị của tất cả các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng phụ vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục, kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp.

a) Tài sản cố định của doanh nghiệp

Các loại tài sản được xếp loại vào vốn cố định của doanh nghiệp phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:

  • Thời gian sử dụng tối thiểu: Từ một năm trở lên
  • Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên)

b) Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp

Để giúp bạn dễ nhận biết nhất có thể phân tài sản cố định doanh nghiệp thành 2 loại là: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

>> Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây:

  • Nhà cửa, vật kiến trúc
  • Máy móc, thiết bị
  • Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
  • Thiết bị, dụng cụ quản lý.
  • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
  • Các TSCĐ hữu hình khác.

>> Tài sản cố định vô hình gồm:

Những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh như là:

  • Quyền sử dụng đất
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí về bằng phát minh sáng chế
  • Chi phí nghiên cứu phát triển
  • Chi phí về lợi thế thương mại
  • Quyền đặc nhượng
  • Nhãn hiệu, thương hiệu

Ngoài ra bạn cũng có thể phân theo loại tài sản cố định đang dùng hoặc chưa dùng hoặc chờ thanh lý. Và cũng có thể phân loại dựa theo công dụng, mục đích sử dụng…

2.6 Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư tiếng anh là investment capital, đây là tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời hay còn được gọi là số tiền nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư sinh lợi nhuận.

 Vốn đầu tư thường gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư trên thị trường bao gồm 3 loại: vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định, vốn đầu tư tài sản lưu động và vốn đầu tư vào nhà ở.

a) Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính:

  • Nguồn vốn trong nước.
  • Nguồn vốn nước ngoài.

b) Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp không?

Bản chất 2 nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau. Vốn đầu tư bao gồm cả vốn điều lệ của doanh nghiệp (có thể là một phần hoặc toàn bộ), vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.

2.7 Vốn tự có là gì?

Vốn tự có hay còn gọi là Equity bank hoặc Owner's equity bank. Đây là thuật ngữ chỉ sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng với mục đích thể hiện được nguồn lực tự có mà ngân hàng đang làm chủ sở hữu, hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và quĩ dự trữ. Loại vốn này được sử dụng để hoạt động kinh doanh theo luật định của nhà nước. Trong tổng nguồn vốn thì vốn tự có chiếm tỷ trọng khá ít nhưng có vai trò vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có của ngân hàng.

a) Các loại vốn tự có của ngân hàng

  • Vốn điều lệ.
  • Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định.
  • Các loại vốn khác: thẳng dư phát hành cố phiếu hoặc lợi nhuận.

b) Đặc điểm vốn tự có là gì?

  • Là nguồn vốn ổn định.
  • Nguồn vốn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng   trong việc bảo chứng, sự uy tín của một ngân hàng và là cơ sở hình thành các nguồn vốn khác.
  • Thể hiện được quy mô của ngân hàng.

2.8 Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên của chủ sở hữu (hoặc nợ dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng thời gian dài hơn một năm) với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. 

Trong đó:

  • Tài sản cố định là các loại tài sản có giá trị phụ vụ cho hoạt động sản xuất với chu kỳ dài và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản không được dùng vào kinhd doanh của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận. Đây là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại, nhằm đem lại lợi ích về lâu dài.

>> Công thức tính vốn lưu động ròng là: VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH)

Trong đó:

  • VLDR: Vốn lưu động ròng
  • NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
  • TSCD: Tài sản cố định
  • TSDH: Tài sản dài hạn

2.9 Vòng quay vốn là gì?

Vòng quay vốn là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và sử dụng vốn lưu động hiệu quả và ngược lại. Nếu vòng quay vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng sản xuất và thu hồi vốn chậm, doanh thu không tăng trưởn và hoạt động sản xuất ngưng trệ.

Tùy vào từng lĩnh vực và ngành nghề mà vòng quay vốn lưu động khác nhau. Vòng vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sẽ cao hơn vofg vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động sản xuất. 

a) Cách tính vòng quay vốn lưu động

Công thức tính vòng quay vốn lưu động là: Vòng quay vốn lưu động   = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân.

Trong đó :

  • Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm, trừ doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hoặc doanh thu bán hàng bị trả lại
  • Vốn lưu động bình quân được tính = (Vốn lưu động tháng 1 + tháng 2 ... tháng 12)/12

b) Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả cần quản lý chặt chẽ các công việc sau:

  • Quản lý hàng tồn kho để định hướng kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý công nợ để nắm được vận hành dòng tiền cũng như linh hoạt trong kế hoạch kinh doanh
  • Quảng lý tiền mặt để giúp điều phối hoạt động kinh doanh.

3. Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn tiếng anh là breakeven point, đây là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. Trong kinh doanh, khi doanh nghiệp đang ở điểm hòa vốn có nghĩa là không có lãi và đồng thời cũng không bị lỗ.

3.1 Vai trò của điểm hòa vốn trong doanh nghiệp

  • Là phương pháp kiểm tra biên độ an toàn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
  • Xác định được điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả đầu tư phải đạt được để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.
  • Phân tích được điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp tự tin trong việc lập ngân sách và kế hoạch kinh doanh. Thiết lập mức giá hợp lí.
  • Ngoài ra, việc xác định được điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp biết được số vốn tối thiểu cần thiết cho từng hoạt động kinh doanh là bao nhiêu giúp giảm thiểu mọi rủi ro và tổn thất trong kinh doanh.

3.2 Công thức xác định điểm hòa vốn

 Điểm hòa vốn = chi phí cố định / (giá bán - chi phí biến đổi)

Trong đó:

  • Chi phí cố định là tổng chi phí cố định góp phần tạo nên sản phẩm bạn đang bán. 
  • Giá bán là giá sản phẩm đang bán ra thị trường
  • Chi phí biến đổi là chi phí phát sinh trong xuyên suốt kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm.

Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm khi chi phí cố định được thu hồi. Nó chỉ xảy ra khi ta có cái gọi là lãi trên Số dư đảm phí, đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Khi lấy chi phí cố định chia cho lãi trên số dư đảm phí bạn sẽ có điểm hòa vốn.

3.3 Thoái vốn nghĩa là gì?

Thoái vốn là quá trình các nhà đầu tư rút lại vốn đầu tư ban đầu trong doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Các hình thức thoái vốn là bán các tài sản công ty hoặc rút các khoản đầu tư hoặc bán cổ phần trong doanh nghiệp hiện có.

Thoái vốn thường thực hiện cắt bỏ đơn vị kinh doanh không quan trọng như các công ty con, chi nhánh để tối ưu hóa chiến lược cho công ty mẹ hoặc rút khói một ngành nghề kinh doanh nào đó.

Trên đây là những thông tin bài viết xoay quanh vấn đề về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ gì về những vấn đề liên quan đến tư vấn vốn, dòng tiền, thành lập doanh nghiệp, sổ sách kế toán, thuế…. 

>> Các bạn xem thêm các quy định về bảng hiệu công ty

Hãy liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com